Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF) - thông tin bạn cần biết

CAF

CAF

Liên đoàn Bóng đá châu Phi (CAF) là một trong 6 Liên đoàn cấp châu lục chuyên quản lý về bóng đá thuộc khu vực châu Phi. Đây là tổ chức ở cấp cao nhất đại diện cho nền bóng đá của các quốc gia thuộc lục địa đen và đồng thời là đại diện pháp lý, chuyên môn đồng thời là tiếng nói về bóng đá của các quốc gia thuộc khu vực châu Phi. Liên đoàn Bóng đá châu Phi chịu sự quản lý của Liên đoàn Bóng đá thế giới FIFA và là tổ chức duy nhất đứng ra chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức các giải đấu quốc tế lớn của khu vực châu Phi.

Các quốc gia thành viên thuộc Liên đoàn Bóng đá châu Phi đều là những quốc gia có nền tảng thể thao vô cùng lớn mạnh, đặc biệt là tình yêu lớn đối với bóng đá. Không chỉ vậy, các đội tuyển đại diện cho các quốc gia này đều có thánh tích đáng nể trên đấu trường khu vực và quốc tế. Bóng đá châu Phi không phát triển mạnh mẽ như bóng đá châu Âu do thiếu sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và trình độ chuyên môn, cũng chính vì thế mà CAF được thành lập như một sự đánh dấu bước chuyển mình lớn mạnh và chuyên nghiệp của bóng đá châu Phi với mục tiêu đưa nền bóng đá của châu lục này sánh ngang với nền bóng đá của các châu lục khác.

Để tranh suất tham dự World Cup, các đội tuyển thuộc Liên đoàn Bóng đá châu Phi bắt buộc phải trải qua những vòng loại hết sức khó khăn và đầy tính cạnh tranh. CAF từ trước tới nay vốn luyên nổi tiếng là tổ chức minh bạch và công bằng, vì thế những giải đấu mà họ đăng cai thường có tình điểm vô cùng gắt gao, đó là cách mà CAF giữ vững danh tiếng và uy tín của họ trên đấu trường quốc tế, cùng như mang đến cho mỗi mùa World Cup những đội tuyển thực lực nhất. Để tranh được suất tham dự World Cup, các đội bóng phải trải qua ba vòng đấu loại. Vòng 1 sẽ bao gồm có đội tuyển có thứ hạng trên bảng xếp hạng bóng đá FIFA từ 27-54, 14 đội mạnh nhất sau vòng 1 sẽ tiến vào vòng 2. Tại vòng 2, 14 đội chiến thắng từ vòng 1 sẽ thi đấu cùng 26 đội đầu tiên theo bảng xếp hạng FIFA để chọn ra 10 đội vào vòng 3. Tại vòng 3, trong 10 đội đó, tùy vào số vé tham dự vòng chung kết các kỳ World Cup, sẽ chọn ra các đội chiến thắng tương ứng.

Lịch sử thành lập CAF

Liên đoàn Bóng đá châu Phi được thành lập vào ngày 19 tháng 8 năm 1957, trong đó, các thành viên đầu tiên đóng góp công sức vào việc tạo nên tổ chức này đó là Ai Cập, Sudan, Ethiopia và Nam Phi. Trên thực tế, việc khởi động xây dựng một tổ chức uy tín dành riêng cho bóng đá châu Phi không bắt nguồn từ các quốc gia thuộc khu vực này, mà nó được đề xuất bởi Bồ Đào Nha vào năm 1956. Sau khi tham gia Đại hội FIFA ở Lisbon, Ai Cập, Sudan, Nam Phi và Ethiopia sau lời đề nghị của Bồ Đào Nha đã họp bàn một lần nữa và đưa ra quyết định tổ chức Cúp các quốc gia châu Phi lần đầu tiên, và cũng từ đây, Liên đoàn Bóng đá châu Phi được thành lập.

Cho đến nay, Ban thư ký Trụ sở của CAF tọa lạc tại Ai Cập, đây cũng chính là đất nước mang về chiếc cúp vô địch châu Phi lần đầu tiên kể từ khi mùa giải này xuất hiện. Hiện CAF là tổ chức tối cao nhất quyết định mọi giải đấu cũng như định hướng sự phát triển của nền bóng đá châu Phi.

Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF)

Đoàn chủ tịch

Ba chủ tịch danh dự của Liên đoàn Bóng đá châu Phi chính là 3 trong 4 đại diện sáng lập nên Liên đoàn này, đó là ông Abdel Aziz Abdallah Salem (Ai Cập), ông Abdel Halim Mohamed (Sudan) và ông Ydnekatchew Tessema (Ethiopia). Mỗi quốc gia sẽ lần lượt thay thế vị trí chủ tịch Liên đoàn, từ năm 2017 cho đến thời điểm hiện tại, ông Patrice Motsepe (Nam Phi) đang đảm nhiệm trọng trách chủ tịch của CAF.

Tổng thư ký

Youssef Mohamed (Ai Cập): 1957 – 1958.Mustafa Kamel Mansour (Ai Cập): 1958 – 1961.Mourad Fahmy (Ai Cập): 1961 – 1982.Mustapha Fahmy (Ai Cập): 1982 – 1999.Sodiq Kola (Nigeria): 1999 – 2017.Amr Fahmy (Ai Cập): 2017 – nay.

Các quốc gia thành viên

Hiện Liên đoàn Bóng đá châu Phi có tổng cộng 54 quốc gia thành viên. Tùy vào vị trí địa lý và mức độ đồng đều về phát triển bóng đá, CAF được chia thành 5 Liên đoàn khu vực, bao gồm: Hội đồng các hiệp hội bóng đá Đông và Trung Phi (CECAFA), Hội đồng các Hiệp hội bóng đá Nam Phi (COSAFA), Liên hiệp bóng đá Tây Phi (WAFU), Liên hiệp các liên đoàn bóng đá Bắc Phi (UNAF) và Liên hiệp các liên đoàn bóng đá Trung Phi (UNIFFAC). Tất cả các quốc gia thuộc khu vực châu Phi đều là thành viên của CAF và trực thuộc các Liên đoàn khu vực khác nhau tùy vào vị trí địa lý.

Vị trí của các đội tuyển bóng đá thuộc CAF

Bóng đá châu Phi tuy không phát triển như bóng đá châu Âu, nhưng các đội bóng đến từ lục địa đen vẫn có vị trí cao trên bảng xếp hạng của FIFA, bằng chứng là họ luôn có mặt trong top 32 đội tuyển tham dự vòng chung kết World Cup qua các thời kỳ. Nổi bật tại bảng xếp hạng và luôn góp mặt trong các vòng thi đấu tại World Cup đó là các đội: Tunisia, Ai Cập, Senegal, Nigeria, Maroc, Senegal và Cameroon. Những đội bóng này luôn là đối thủ đáng gờm với các đội bóng khu vực châu Âu và châu Mỹ, so với các đội bóng châu Á, họ có phần nhỉnh hơn về thể chất và trình độ.

Các giải đấu thuộc quản lý của CAF

Liên đoàn Bóng đá châu Phi luôn đứng ra chủ trì và đăng cai tổ chức các giải đấu tại châu Phi, nổi bật trong số đó phải kể đến các giải đấu như: Cúp bóng đá châu Phi, Giải vô địch bóng đá các quốc gia châu Phi, Giải vô địch bóng đá trẻ châu Phi, Giải vô địch bóng đá U17 châu Phi, Cúp bóng đá nữ châu Phi, Giải vô địch bóng đá nữ U20 châu Phi, Giải vô địch bóng đá nữ U17 châu Phi, Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Phi, Giải vô địch bóng đá bãi biển châu Phi, Đại hội Thể thao Toàn Phi. Ở cấp câu lạc bộ có các giải đấu như: Giải vô địch các câu lạc bộ châu Phi, Cúp liên đoàn CAF, Siêu cúp CAF, Cúp các câu lạc bộ CECAFA.

Tầm nhìn và sứ mệnh CAF

Liên đoàn bóng đá châu Phi được thành lập với tầm nhìn và sứ mệnh tạo dựng nên một nền bóng đá châu Phi hiện đại, chuyên nghiệp và phát triển mạnh mẽ trên đấu trường quốc tế. Sứ mệnh là phát triển một thứ bóng đá chính trực, nhiệt huyết và công bằng, với tầm nhìn đó là quảng bá và mang hình ảnh, truyền thống cũng như tình yêu bóng đá của châu Phi lan tỏa ra khắp thế giới. Với sứ mệnh và tầm nhìn đó, Liên đoàn bóng đá châu Phi mỗi ngày đều đang tập trung đầu tư và cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đường lối phát triển nhất quán cho các quốc gia thuộc châu Phi. Ngoài việc phát triển và điều chỉnh bóng đá, duy trì tính toàn vẹn và luật pháp của bóng đá, thúc đẩy bóng đá ở các địa phương và bóng đá trẻ, tiến hành các cuộc thi cấp cao nhất, AFC còn hợp tác chặt chẽ với các Hiệp hội thành viên và các bên liên quan chính để thực hiện các mục tiêu của mình.